• 168/59 Chế Lan Viên,
    P.Tây Thạnh, Q. Tân Phú, HCM
  • Hotline
    0908.916.287 (Ms Hồng)
0

Nhập số điện thoại của bạn.
Chúng tôi sẽ gọi lại ngay khi có thể.

Bạn vui lòng nhập số điện thoại
 
  • Chia sẻ:

Có bao giờ Bạn thắc mắc rằng quy trình sản xuất áo thun đồng phục như thế nào chưa? Hay Bạn đã từng có nhiều băn khoăn kiểu như: tại sao Bạn đặt mẫu áo thun đồng phục này có giá tốt, nhưng khi đặt mẫu kia (cùng số lượng) lại có giá thành cao hơn chưa; Hay tại sao nhiều xưởng may lại không nhận may với số lượng quá ít?,… Tại sao và tại sao?

QUY TRÌNH CẮT MAY ÁO THUN

Có bao giờ Bạn thắc mắc rằng quy trình sản xuất áo thun đồng phục như thế nào chưa? Hay Bạn đã từng có nhiều băn khoăn kiểu như: Tại sao Bạn đặt mẫu áo thun đồng phục này có giá tốt, nhưng khi đặt mẫu kia (cùng số lượng) lại có giá thành cao hơn chưa? Hay tại sao nhiều xưởng may lại không nhận may với số lượng quá ít?,… Tại sao và tại sao?

Tất cả những thắc mắc đó đều có nguyên nhân cả, và Áo Thun Việt xin chia sẻ chi tiết trong bài viết sau đây. Các Bạn đừng bỏ lỡ bài viết nhé!

Lưu ý với các Bạn rằng, đây là quy trình các bước sản xuất một chiếc áo thun đồng phục chung nhất giữa các xưởng may - nghĩa là dù Bạn có đặt áo thun đồng phục ở nhà cung cấp nào đi chăng nữa, thì ít nhất bộ phận sản xuất của họ đều phải trải qua đầy đủ các quy trình này. Tuy nhiên, ở một số đơn vị may sẽ có thêm 1 số công đoạn (như đo size áo, kiểm định sản phẩm,…) sẽ không được nhắc trong bài viết sau đây, bởi nó không phải có chung ở tất cả các đơn vị may nhé!

BƯỚC 1:  THIẾT KẾ RẬP

  • Thiết kế Rập là công đoạn đầu tiên và là công đoạn quan trọng nhất để có một chiếc áo thun đồng phục đẹp.

Thiết kế Rập nghĩa là từ một sản phẩm hoàn chỉnh (mẫu thực tế hoặc hình ảnh), người thợ thiết kế rập sẽ hình dung được sản phẩm đó được ghép bởi những thành phần nào, và thiết kế từng thành phần đó chuẩn từng cm, sau đó xuất ra thành một chất liệu giấy cứng để sử dụng lâu dài về sau.

Ví dụ, với một chiếc áo thun đồng phục cổ tròn cho đơn giản đi ha, nó sẽ được ghép từ những phần như: vải thân trước, vải thân sau, vải 2 tay, vải làm viền cổ,…Thì công việc chính của người thiết kế Rập đó là tính toán kích thước của các thành phần vải đó làm sao, để khi đưa lên may, các thành phần sẽ khớp nhau, và khi đã trừ đi kích thước đường chỉ may sẽ cho ra 1 sản phẩm đúng với kích thước yêu cầu của khách hàng.

Đây là công đoạn khó, thường dành cho những người kỹ thuật trong ngành may mặc lâu năm. Càng có kinh nghiệm, bộ Rập sẽ càng đẹp và chuẩn xác hơn.

  • Có thể thiết kế Rập bằng tay hoặc thiết kế Rập trên máy tính bằng các phần mềm chuyên ngành may như Gerber, Opititex,…

Từ một chiếc áo thun đồng phục, người kỹ thuật ra Rập sẽ ra các thành phần vải bán thành phẩm khác nhau để khi ráp lên có thể thành một sản phẩm hoàn chỉnh

BƯỚC 2: LÊN SƠ ĐỒ HAY GIÁC SƠ ĐỒ

  • Lên sơ đồ là bước thứ 2 trong quy trình sản xuất những chiếc áo thun đồng phục và là bước kế thừa từ Bước 1.
  • Lên sơ đồ để biết được với số lượng áo thun đồng phục như vậy, thì cần phải sử dụng hết bao nhiêu vải và phải trải vải bao nhiêu lớp.
  • Để làm tốt bước này, thì có 2 yếu tố phải biết trước, đó là khổ vải và số lượng áo thun đồng phục cần đặt.
  • Từ 2 yếu tố đã biết ở trên, người kỹ thuật lên sơ đồ sẽ tính toán, sắp xếp các thành phần Rập làm sao để trên cùng 1 lớp vải sẽ có đầy đủ các size áo mà khách hàng cần đặt.
  • Người lên sơ đồ có kinh nghiệm và năng lực tốt là người nhìn vào số lượng đặt, sẽ hình dung được cách bố trí trên mỗi lớp như thế nào để tiết kiệm vải, tiết kiệm thời gian cắt trải vải trong khoảng thời gian nhanh nhất.
  • Công đoạn Lên sơ đồ cũng có thể thao tác thủ công hoặc có thể thiết kế trên máy tính nhé

Lên sơ đồ tức là sắp xếp các thành phần rập áo lên một bề mặt phẳng sao cho tiết kiệm nhất

BƯỚC 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHIẾC ÁO THUN ĐỒNG PHỤC VỚI BƯỚC TRẢI VẢI VÀ CẮT VẢI

  • Trải vải đúng số lớp và chiều dài đã lên sơ đồ ở Bước 2
  • Những công ty May mặc lớn, Trải vải có thể sử dụng bằng máy; Còn với những doanh nghiệp nhỏ, thì vải được trải bằng thủ công và tối thiểu cần có 2 người.
  • Vải cần trải đều tay, không quá căng và không quá đùng; Đặc biệt mép vải 2 bên phải đều nhau giữa các lớp để khi Cắt vải sẽ chuẩn xác hơn
  • Một sơ đồ đã lên sẽ Trải được 1 bàn vải; số lớp ít hay nhiều tùy vào số lượng áo mà khách đã đặt
  • Khi trải đủ số lớp vải, người thợ cắt sẽ trải lớp giấy sơ đồ (ở Bước 2), rồi bắt đầu cắt vải theo hình dáng được vẽ trên lơp sơ đồ

BƯỚC 4: IN HOẶC THÊU LOGO

  • Sau khi cắt vải xong, nghĩa là đã cắt được vải thân trước, vải thân sau, vải tay,….thì tùy theo yêu cầu của khách để chúng ta lấy đúng phần vải đi in hoặc thêu logo, slogan,…
  • Những kỹ thuật in phổ biến hiện nay: kỹ thuật in lụa, kỹ thuật in chuyển nhiệt, kỹ thuật in ép nhiệt, kỹ thuật in nổi (in cao), kỹ thuật in decal,…
  • Hình in hoặc thêu phải đảm bảo chắc chắn, có độ bám lên vải tốt, không bị bong tróc, bị nứt hình trong quá trình sử dụng.
  • Riêng với kỹ thuật in lụa – kỹ thuật in phổ biến nhất hiện nay, quy trình sản xuất chiếc áo thun đồng phục có rất nhiều công đoạn nhỏ phải thực hiện và mỗi màu in sẽ được chụp trên 1 khuôn in riêng, nên Logo/Slogan càng có nhiều màu, chi phí in lụa tăng, dẫn đến chi phí trên mỗi sản phẩm sẽ tăng.

BƯỚC 5: MAY RÁP THÀNH PHẨM

  • Sau khi các bán thành phẩm được Cắt và đã được In (hoặc thêu) Logo rồi, tiếp theo sẽ đưa lên chuyền may để ráp các phần bán thành phẩm thành một chiếc áo thun đồng phục hoàn thiện.
  • Với một chiếc áo thun đồng phục càng phức tạp (như phối thân, phối sọc,…) thì công đoạn càng nhiều, thời gian may càng lâu và dẫn đến chi phí sản xuất trên mỗi chiếc áo sẽ tăng chút ít
  • Công đoạn may ráp thành phẩm sẽ quyết định độ đẹp, chất lượng của chiếc áo. Đường may phải chắc chắn, tỉ mỉ, không bị bỏ đường chỉ, cổ áo và lai áo phải được tra đều tay, tạo sự cân đối, hài hòa.

BƯỚC 6: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG VÀ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM

  • Sau khi chiếc áo thun đồng phục đã được may xong hoàn chỉnh, bộ phận kiểm hàng sẽ kiểm lại chi tiết chiếc áo, xem áo có bị lỗi hay thiếu đường may nào không,…
  • Nếu kiểm hàng và không phát hiện lỗi, áo thun sẽ được đưa qua công đoạn ủi xếp thành phẩm, đóng gói và đóng bao sản phẩm.

BƯỚC 7: GIAO HÀNG VÀ HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

  • Khi những chiếc áo thun đồng phục đã được đóng gói hoàn chỉnh sẽ được nhà cung cấp liên hệ bàn giao cho khách hàng.
  • Sau khi đã bàn giao áo thun đồng phục cho khách hàng, các nhà cung cấp trên sẽ tiếp tục hỗ trợ khách hàng nếu khách hàng yêu cầu.

Trên đây là quy trình 7 bước sản xuất chiếc áo thun đồng phục Áo Thun Việt chuẩn nhất, mà hầu như nhà cung cấp đồng phục nào cũng đang áp dụng. Hi vọng qua bài viết này, Quý khách hàng sẽ thấu hiểu được những khó khăn của các xưởng may và chắc chắn sẽ tự trả lời được câu hỏi về giá thành cao hay thấp.

QUY TRÌNH ĐẶT ÁO THUN ĐỒNG PHỤC CÔNG TY
áo thun đồng phục công ty

LIÊN HỆ NGAY VỚI ÁO THUN VIỆT ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ ĐẶT ÁO THUN ĐỒNG PHỤC CÔNG TY NHANH NHẤT BẰNG NHỮNG CÁCH SAU:

1. Liên hệ trực tiếp tới hotline: 0901 386 245 gặp Mr Huấn để được hỗ trợ tư vấn tổng quan về vấn đề mà quý khách hàng đang cần, đang thắc mắc.

2. Gởi email trực tiếp qua hòm thư: Aothunviet.vn@gmail.com, trong vòng thời gian sớm nhất, chúng tôi sẽ hoàn tất báo giá và thiết kế thông tin lại cho quý khách.

3. Chat web trực tuyến trên hệ thống Website: aothunviet.vn. Chúng tôi sẽ phản hồi ngay trong giây lát, giải đáp những thắc mắc cũng giá cả chi tiết từng sản phẩm.

4. Tham quan trực tiếp tại văn phòng và xưởng kết nối nhau hơn 500m2 tại địa chỉ: 168/59 & 168/59A Chế Lan Viên, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM.

 
 
 

Hoạt động hằng ngày tại Áo thun Việt

Hiện nay chúng tôi với quy mô năng lực sản xuất hơn 30.000 sản phẩm hàng tháng, với đội ngủ nhân viên kinh nghiệm lâu năm trong lỉnh vực sản xuất áo thun chúng tôi cam kết đêm đến cho các bạn sự phục vụ chuyên nghiệp và kết quả cuối cùng là cung cấp cho các bạn những chiếc áo thun chất lượng cao nhất, đáp ứng các tiêu chí chất lượng của các tổ chức danh tiến nhất thế giới.